Khoa Kinh tế Chính trị (Mới)
 
Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Kinh tế chính trị định hướng nghiên cứu



Ban hành theo Quyết định số 3539/QĐ-ĐHQGHN, ngày 25/9/2015 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội

1. Một số thông tin về chuyên ngành đào tạo

- Tên chuyên ngành đào tạo:

+ Tiếng Việt: Kinh tế chính trị

+ Tiếng Anh: Political Economy

-Mã số chuyên ngành đào tạo: 60310102
- Tên ngành đào tạo:
+ Tiếng Việt: Kinh tế
+ Tiếng Anh: Economics

- Trình độ đào tạo: Thạc sĩ

- Thời gian đào tạo: 2 năm

- Tên văn bằng tốt nghiệp:

+ Tiếng Việt: Thạc sĩ ngành Kinh tế

+ Tiếng Anh: The Degree of Master in Economics
- Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
 
2. Mục tiêu của chương trình đào tạo
- Mục tiêu chung:

 Đào tạo thạc sĩ kinh tế chính trị có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực kinh tế chính trị hiện đại, có khả năng, kĩ năng làm việc trong các tổ chức kinh tế chính trị - xã hội, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước các cấp, các viện nghiên cứu và trường đại học.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Cung cấp kiến thức hệ thống, chuyên sâu về kinh tế chính trị học hiện đại, đặc biệt là các kiến thức toàn diện về sự tương tác giữa hệ thống chính trị quốc gia và kinh tế thị trường quy mô toàn cầu, cách thức để chính phủ tác động vào các nhóm lợi ích, các tổ chức lợi nhuận và phi lợi nhuận cũng như ảnh hưởng của các tổ chức này đến các quyết định của chính phủ; về thất bại thị trường, cấu trúc của các thể chế kinh tế cũng như cơ sở của những lựa chọn công;

+ Trang bị phương pháp tư duy khoa học, khả năng viết và trình bày các báo cáo kinh tế chuyên sâu một cách chuyên nghiệp, khả năng tham gia nghiên cứu, giải quyết các vấn đề kinh tế hiện thực dưới góc nhìn chuyên sâu về kinh tế chính trị hiện đại;

+ Cung cấp khả năng học tập ở bậc tiến sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị và tích lũy kiến thức từ hoạt động thực tiễn để trở thành các chuyên gia tư vấn, phản biện, hoạch định và thực thi chính sách kinh tế, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực kinh tế.

3. Thông tin tuyển sinh

3.1. Hình thức tuyển sinh

- Xét tuyển đối với người ngước ngoài với các điều kiện theo các quy định của Giám đốc ĐHQGHN.

- Thi tuyển với các môn thi sau đây:

+ Môn thi Cơ bản: Triết học Mác - Lênin

+ Môn thi Cơ sở: Lịch sử các học thuyết kinh tế

+ Môn Ngoại ngữ: Tiếng Anh.
3.2. Đối tượng tuyển sinh
3.2.1. Điều kiện văn bằng

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Kinh tế có định hướng chuyên ngành/chuyên sâu về Kinh tế chính trị;

- Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy ngành Kinh tế nhưng không có định hướng chuyên ngành/chuyên sâu về Kinh tế chính trị hoặc ngành gần với ngành Kinh tế, có chứng chỉ bổ sung kiến thức với chương trình gồm 5 học phần (15 tín chỉ);

- Có bằng tốt nghiệp đại học không chính quy ngành Kinh tế nhưng không có định hướng chuyên ngành/chuyên sâu về Kinh tế chính trị hoặc ngành gần với ngành Kinh tế, có chứng chỉ bổ sung kiến thức với chương trình gồm 7 học phần (21 tín chỉ);

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành khác, có bằng lý luận chính trị cao cấp và có chứng chỉ bổ sung kiến thức với chương trình gồm 09 học phần (27 tín chỉ).

 
3.2.2. Điều kiện thâm niên công tác

- Những người có bằng tốt nghiệp loại khá trở lên và không thuộc diện phải học bổ sung kiến thức được dự thi ngay;

- Những người có bằng tốt nghiệp đại học dưới loại khá hoặc thuộc diện phải học bổ sung kiến thức thì phải có ít nhất 01 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực đăng kí dự thi.

3.3. Danh mục các ngành gần

- Kinh tế quốc tế; Tài chính - Ngân hàng; Kế toán; Quản trị kinh doanh; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn, Kinh doanh quốc tế; Kinh doanh thương mại, Quản trị văn phòng, Quản trị nhân lực, Khoa học quản lý, Bảo hiểm, Kiểm toán.

3.4.Danh mục các học phần bổ sung kiến thức

- Đối với đối tượng có bằng tốt nghiệp đại học chính quy ngành Kinh tế nhưng không có định hướng chuyên sâu về Kinh tế chính trị hoặc ngành gần với ngành Kinh tế, danh mục các học phần bổ sung kiến thức gồm 5 học phần (15 tín chỉ):

+ Kinh tế vi mô

(3 tín chỉ)

+ Kinh tế vĩ mô

(3 tín chỉ)

+ Lịch sử các học thuyết kinh tế

(3 tín chỉ)

+ Kinh tế học phát triển

(3 tín chỉ)

+ Kinh tế chính trị về các nền kinh tế chuyển đổi   

(3 tín chỉ)

- Đối với đối tượng có bằng tốt nghiệp đại học không chính quy ngành Kinh tế nhưng không có định hướng chuyên ngành/chuyên sâu về Kinh tế chính trị hoặc ngành gần với ngành Kinh tế, danh mục các học phần bổ sung kiến thức gồm 7 học phần (21 tín chỉ):

+ Kinh tế vi mô
(3 tín chỉ)
+ Kinh tế vĩ mô
(3 tín chỉ)
+ Lịch sử các học thuyết kinh tế
(3 tín chỉ)
+ Kinh tế học phát triển
(3 tín chỉ)

+ Kinh tế chính trị về các nền kinh tế chuyển đổi

(3 tín chỉ)
+ Kinh tế học quốc tế
(3 tín chỉ)
+ Kinh tế học tiền tệ-ngân hàng    
(3 tín chỉ)

- Đối với đối tượng có bằng tốt nghiệp đại học ngành khác, có bằng lý luận chính trị cao cấp, danh mục các học phần bổ sung kiến thức gồm 09 học phần (27 tín chỉ):

+ Kinh tế vi mô                                
(3 tín chỉ)
+ Kinh tế vĩ mô                                
(3 tín chỉ)
+ Lịch sử các học thuyết kinh tế   
(3 tín chỉ)
+ Kinh tế học phát triển                 
(3 tín chỉ)

+ Kinh tế chính trị về các nền kinh tế chuyển đổi   

(3 tín chỉ)
+ Kinh tế học quốc tế                                 
(3 tín chỉ)
+ Kinh tế học tiền tệ-ngân hàng    
(3 tín chỉ)
+ Kinh tế học công cộng                
(3 tín chỉ)
+ Kinh tế học môi trường               
(3 tín chỉ)      
>>> Chi tiết về chương trình xem tại đây